Luật sư riêng là gì ? Khi nào thì một cá nhân nên có luật sư riêng ?

Luật sư riêng là việc một cá nhân luật sư được cử hoặc được ký hợp đồng luật sư riêng với một khách hàng là cá nhân xác định. Khách hàng ký hợp đồng dịch vụ luật sư riêng luôn có những lợi ích đặc thù như: Sự ưu tiên trong sử dụng hoặc ra các yêu cầu pháp lý đối với luật sư đó; chất lượng, trình độ, kinh nghiệm, cũng như độ tuổi luật sư phải đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Khách hàng có thể trả phí thù lao trực tiếp cho luật sư hoặc thông qua Công ty luật/Văn phòng luật sư nơi luật sư đó đang làm việc.

Luật sư riêng là một khái niệm cao cấp và đặc thù bởi lẽ không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng luật sư riêng. Ở Một góc độ nào đó thì khái niệm luật sư riêng khá gần với khái niệm bác sỹ riêng, nếu coi Bác sỹ riêng là người chăm sóc sức khỏe thường xuyên và định kỳ thì luật sư riêng là người phòng ngừa và loại trừ, giảm thiểu những rủi ro pháp lý cho khách hàng mà mình được bảo vệ.

Một câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì bạn cần có luật sư riêng ?

Trả lời câu hỏi này thật không dễ dàng, theo quan điểm của Chúng tôi – Bạn cần có luật sư riêng khi có các yếu tố dưới đây :

+ Bạn có thu nhập cao: Ở Mỹ, theo đánh giá của tạp chí danh tiếng Forbes thì khi thu nhập của bạn đạt ngưỡng 300.000 USD/Năm thì đã phát sinh nhu cầu cần có luật sư riêng. Những ai trong chúng ta cũng hiểu rằng Mỹ là nước mà nghề luật sư phát triển nhất thế giới, tỷ lệ luật sư trên dân số luôn đứng đầu. Ở Việt Nam, chưa có bất kỳ một đánh giá ở mức thu nhập nào bạn nên có luật sư riêng nhưng rõ ràng những người có nhu cầu thường là những đội có thu nhập cao như: Doanh nhân, ca sỹ nổi tiếng…

+ Công việc, cuộc sống của bạn có nguy cơ cao sảy ra những tranh chấp cá nhân: Ai cũng biết rằng cả nhà Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump mỗi người đều sở hữu ít nhất một hoặc nhiều luật sư riêng. Khi xảy ra các xung đột, cãi vã, tranh chấp thì đó là công việc được giao cho các luật sư riêng. Mỗi luật sư có thể phụ trách một lĩnh vực riêng biệt với vai trò là người tư vấn, trợ giúp nhanh/chính xác về pháp lý. Thông thường ở Việt nam mỗi doanh nhân (người kinh doanh) thường có luật sư riêng có điều họ không gọi đó dưới khái niệm luật sư riêng, gần như khi hỏi bất kỳ doanh nhân nào ở Việt Nam “Anh có hoặc đang sử dụng dịch vụ luật sư ? hoặc biết một hoặc một số luật sư ?” họ đều trả lời là “có”. Nhưng đa phần đều không ký dịch vụ luật sư riêng mà khi cần họ hoàn toàn có quyền hoặc có thể gọi luật sư đó hỏi ý kiến. Có lẽ, Ở Mỹ không trả tiền thì rất khó được luật sư trả lời, còn ở Việt Nam thì cac luật sư phải trả lời nếu muốn có việc.

+ Bạn thích thì bạn thuê luật sư riêng thôi! Đúng vậy, Nếu không thích hoặc không có một tình cảm đặc biệt với một luật sư nào đó thì rất khó hình thành cái chất “riêng” trong mối quan hệ pháp lý này. Tôi cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành quan hệ luật sư riêng tại Việt Nam.

Nội dung dịch vụ luật sư riêng cho cá nhân:

Thật khó để nói về nội dung dịch vụ luật sư riêng cho cá nhân bởi lẽ gần như tất cả các tranh chấp pháp lý phát sinh trong đời sống, công việc của cá nhân đã ký hợp đồng dịch vụ luật sư riêng đều có thể là đối tượng mà luật sư đó phải tư vấn hoặc tham gia xử lý trực tiếp. Luật Minh Khuê chỉ đưa ra một số khía cảnh phạm lý chính, thường xuyên xảy ra ở Việt nam để Bạn tham khảo và hình dung được về công việc của một luật sư riêng:

+ Tư vấn, xây dựng, rà soát và bảo vệ các tài sản của khách hàng: Đối tượng phục vụ của luật sư riêng là những “người đặc biệt”, họ thường là những người giàu có và nổi tiếng. Họ có thể tham gia ký kết các giao dịch, đã tham gia các dự án, hoặc có ý định đầu tư…Người luật sư riêng cần tham gia cố vấn, xây dựng hợp đồng, rà soát những hợp đồng đã ký kết, tham gia các giao dịch mua bán tài sản… theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Luật sư riêng luôn phải đưa ra ý kiến pháp lý còn quyền quyết định cuối cùng “có” hoặc “không” là do khách hàng của mình.

+ Tư vấn và đại diện khách hàng giải quyết các mối quan hệ cá nhân: Việc báo trí đưa tin không tốt về cá nhân, doanh nghiệp; Thực hiện các công việc cá nhân như đại điện theo ủy quyền; phân chia tài sản thừa kế cho cá nhân; phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; ly hôn, quyền nuôi con…và các công việc cá nhân khác được giao hoặc quy định trong hợp đồng cũng là một trong những nội dung pháp lý mà luật sư đó phải tham gia giải quyết khi phát sinh các vấn đề pháp lý.

Scroll to Top