Trong thời buổi kinh tế toàn cầu như hiện nay, hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập và mong muốn phát triển, vươn ra tầm thế giới. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau không ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong quá trình kinh doanh. Đứng trước thách thức ấy, tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp tốt giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí, tìm cơ hội mới, phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
I. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không được phép tạm ngừng kinh doanh 2 năm.
Điều 200 Luật Doanh nghiệp quy định: doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.
Ví dụ: Ngày 01/11/2021 Quý khách hàng nộp hồ sơ tạm ngừng lên Sở kế hoạch và Đầu tư, hồ sơ hợp lệ, thì Công ty được tạm ngừng từ ngày 04/11/2021.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (nếu có), trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
II. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải nộp thuế môn bài, không kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, không nộp báo cáo tài chính cuối năm.
Một lưu ý đối với cách tính thuế môn bài phải nộp đã được Tổng Cục thuế hướng dẫn cụ thể như sau: Người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với cả năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh; còn nếu người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (tức thời hạn tạm ngừng kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm dương lịch thứ nhất.
Ví dụ: Công ty TNHH Đầu tư Sông Ngư muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh liên tiếp trong hai năm 2020 đến 2021 thì làm hồ sơ như sau
Lần 1: Nộp hồ sơ ngày 27/12/2019: Đăng ký tạm ngưng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
Lần 2: Nộp hồ sơ ngày 27/12/2020: Đăng ký tạm ngưng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021.
Nếu khách hàng đăng ký tạm ngừng trọn nguyên năm như vậy thì không phải làm báo cáo quý, báo cáo tài chính cho công ty trong những năm tạm ngưng. Và không phải nộp bất cứ loại thuế nào, kể cả thuế môn bài công ty.
Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tái cơ cấu lại doanh nghiệp, tìm cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Một ưu điểm nổi bật của việc tạm ngừng kinh doanh là khi doanh nghiệp hoạt động trở lại thì thủ tục rất đơn giản, chẳng hạn nếu hết thời hạn tạm ngưng thì doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo.
III. Chi phí và thời gian hoàn thành tạm ngưng kinh doanh
Tổng chi phí tạm ngưng kinh doanh là 700.000 đồng.
Thời gian nộp tại Sở kế hoạch đầu tư đến khi có thông báo chấp thuận hoàn thành 3 ngày làm việc.
IV. Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
- Đối với công ty TNHH 01 Thành viên, Doanh nghiệp tư nhân
+ Thông báo của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh.
+ Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
+ Giấy ủy quyền (Nếu có)
- Đối với công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên, công ty cổ phần
+ Thông báo của công ty về việc tạm ngừng.
+ Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Quyết định của Hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty. (Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký)
+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty.
+ Giấy ủy quyền (Nếu có)
V. Một số câu hỏi khi tạm ngưng kinh doanh ?
5.1 Thời hạn tạm ngưng được mấy năm ?
Trả lời: Doanh nghiệp tạm ngưng được mấy năm cũng được, nhưng mỗi lần chỉ tạm ngưng được 1 năm. Nếu muốn tạm ngưng tiếp phải làm thông báo tiếp tục tạm ngưng. Khách hàng cần tư vấn thêm liên hệ: 0772 99 2019 – 0703 99 2019.
5.2 Chi phí tạm ngưng thế nào ? có rẻ không?
Trả lời: Chi phí là 700.000 đồng. Cam kết không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.
5.3 Thủ tục hồ sơ tạm ngưng như thế nào?
Trả lời: Quy trình thủ tục hồ sơ rất đơn giản và nhanh chóng. Bao gồm 3 bước đơn giản:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin tạm ngưng -> Bước 2: Soạn hồ sơ và nộp tạm ngưng cho khách hàng -> Bước 3: Bàn giao xác nhận tạm ngưng cho khách hàng.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh không khó nhưng nếu doanh nghiệp không nắm rõ các thủ tục và hồ sơ sẽ gặp nhiều khó khăn, làm chậm thời gian muốn tạm ngừng kinh doanh của công ty. Bài viết trên đây phần nào hướng dẫn chi tiết thủ tục cần làm đúng quy trình và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp của bạn.