Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng:

  • Hình khối.
  • Đường nét.
  • Màu sắc.
  • Hoặc sự kết hợp những yếu tố trên.

Vì sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

♦ Cũng như vai trò quan trọng của nhãn hiệu (Thương hiệu, Logo) và bản quyền, KDCN chính là một trong những đối tượng bảo hộ cho sản phẩm của khách hàng. Một kiểu dáng công nghiệp được thể hiện đẹp mắt, có sự kết hợp hài hòa giữa các yêu tố sẽ tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người sử dụng. Và đặc biệt thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó.

♦ Ngoài ra, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ KDCN; trường hợp khách hàng không có nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể chuyển quyền sử dụng kiểu dáng đó cho bên khác để thu phí sử dụng kiểu dáng.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Bước 1: Thiết kế kiểu dáng công nghiệp và lựa chọn mẫu kiểu dáng công nghiệp.

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Bước 2: Tra cứu khả năng ĐK của kiểu dáng công nghiệp

Sau khi đã thiết kế và lựa chọn mẫu kiểu dáng công nghiệp hoàn tất. Khách hàng cần tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đk kiểu dáng trước khi nộp đơn chính thức ĐKKDCN.

Bước 3: Nộp đơn ĐK kiểu dáng công nghiệp

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ĐK KDCN là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ:

  • Thành phố Hà Nội.
  • 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đã Nẵng.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tính như thế nào?

Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Scroll to Top